Mặt dây chuyền hình mặt Chúa giesu đá carot
Chất liệu: đá carrot
Kích thước: 3.5cm hoặc làm theo kích thước yêu cầu
Nơi nào có kitô hữu nơi đó có thập giá được loan báo. Thập giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, của hy vọng và sự sống. Thập giá là vinh dự của chúng ta.
Thập giá là sự khôn ngoan và quyền năng của Thiên Chúa. Trong lễ suy tôn thánh giá hôm nay, sách Dân số đã kể lại câu chuyện Ông Môsê treo con rắn đồng trong sa mạc, để ai trong dân Do Thái bị rắn cắn nhìn lên con rắn đồng đó sẽ được cứu sống. Trong Tin Mừng, Thánh Gioan đã giải thích ý nghĩa tượng trưng của con rắn đồng này, Ngài nói: “Cũng như Môsê treo con rắn đồng trong sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Ngài sẽ được Ngài ban cho sự sống đời đời”.
Đó là lý do tại sao người kitô hữu suy tôn Thánh giá? Tại sao tượng Chúa Giêsu chịu treo trần truồng nhục nhã trên thập giá lại phải chiếm chỗ trung tâm, chỗ cao trọng nhất trong các thánh đường? –
Bởi Thánh giá là dấu chỉ của tình yêu, của hy vọng và sự sống. Thánh Gioan nói tiếp trong Tin Mừng hôm nay: “Thiên Chúa đã quá yêu thương loài người đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin ở Ngài sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời”. Trong thư gửi tín hữu Philipphê,Thánh Gioan đã viết: “Vì chúng ta, Đức Kitô đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá”.
Đó là tình yêu của người thí mạng sống cho người yêu, là tình yêu lớn nhất, không còn tình yêu nào sánh bằng. Phải, cái chết của Chúa Kitô trên thập giá là tiếng nói hùng hồn nhất của tình yêu Thiên Chúa đối với chúng ta.
Cái chết của Con Người chịu đóng đinh kia đã cho thấy chiến thắng của tình yêu, một tình yêu mạnh hơn cái chết đã tiêu diệt hận thù và phát sinh từ trong cái chết một nguồn sống vô tận cho cả nhân loại. Kinh Tiền Tụng hôm nay cũng nói lên ý tưởng ấy: “Thật vậy, xưa vì cây trái cấm loài người chúng con phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời; và ma quỷ xưa chiến thắng nhờ cây trái cấm, nay thảm bại vì cây thập giá của Đức Kitô, Chúa chúng con”.
Vì thế, từ khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh treo trên thập giá, thập giá không còn là khổ hình nhục nhã nữa.
Thập giá đã trở thành Thánh giá, là phương tiện cứu độ, là dấu chỉ chiến thắng, là niềm hãnh diện của chúng ta, như Thánh Phaolô đã nói: “Vinh dự của chúng ta là Thánh giá Đức Kitô, nơi Người ơn cứu độ của ta, sức sống của ta và phục sinh của ta”. Nhìn lên thập giá, chúng ta không nhìn với đôi mắt ứa lệ, tang thương, mà bằng chính niềm hy vọng và vui mừng.
Trong thập giá ấy, chúng ta cũng nhìn thấy thập giá của mỗi người chúng ta. Giữa những đau đớn, thử thách, thập giá vẫn chiếu dọi để chúng ta tiếp tục nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống và tiến bước. Trong thập giá của Chúa Giêsu, chúng ta cũng nhìn thấy muôn vàn thập giá đang đè trên vai những người anh em.
Trong thập giá Chúa Giêsu, chúng ta không thể dửng dưng, bàng quan trước nỗi khổ đau của kẻ khác, những người mà bình thường đã phải mang thập giá nặng nề của sự nghèo đói, bệnh tật, bất công, ngược đãi, mà không ai đỡ nhẹ một tay, không một Vêrônica nào lau mặt cho, cũng hiếm thấy một Simon đi theo vác đỡ và cũng chẳng có mấy phụ nữ đạo đức nào biết khóc thương họ…
Đứng trước Thánh giá Đức Kitô, con người có hai thái độ trái ngược nhau: khinh chê và khâm phục. Thánh Phaolô đã giải thích hai thái độ ấy: “Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.
Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do Thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa”(1Cr 1,22-24).
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.