Bộ ấm tách trà Bạch Ngọc Onyx CP309

Bộ ấm bao gồm 1 ấm và 6 tách
Giá Sản phẩm chưa bao gồm đế gỗ
Sản phẩm tuyệt vời để tặng quà Tết cho Sếp hoặc khách VIP, phù hợp với không gian phòng khách sang trọng.

3.000.000

Mã sản phẩm: CP309 Danh mục: , ,

Bộ ấm tách trà Bạch Ngọc Onyx CP309

Bộ ấm bao gồm 1 ấm và 6 tách
Giá Sản phẩm chưa bao gồm đế gỗ

Bộ ấm tách trà Bạch Ngọc Onyx là sản phẩm tuyệt vời để tặng quà Tết cho Sếp hoặc khách VIP, phù hợp với không gian phòng khách sang trọng.

Phong cách uống trà hướng đến giá trị tinh thần. Thông qua các lễ thức trà được quy định với nhau từ trước, mọi người cùng uống trà trong sự khoan thai nhẹ nhàng. Dừng lại với giây phút hiện tại, thưởng thức một chén trà ngon và cảm nhận sự an nhiên tâm hồn. Tất nhiên, chất liệu chế tác nên bộ ấm tách là thước đo chính nói lên Giá Trị của bộ ấm tách, thể hiện được đẳng cấp của gia chủ, kế đến là kiểu dáng của bộ ấm. Ngoài ra, bộ ấm tách trà Bạch Ngọc Onyx này được in 6 chữ Hán cổ rất ý nghĩa trên 6 tách, đó là THIỀN, PHÚC, TĨNH, TÍN, THÀNH, NGỘ

chữ THIỀN   : Thiền và Trà đạo có một điểm chung là cả hai đều muốn giản dị hoá mọi vật. Khi loại bỏ những gì thừa thãi, Thiền dễ nắm bắt được bản thể của sự vật thông qua trực giác; còn đối với trà đạo thì sự loại bỏ đó được thể hiện qua những buổi uống trà tổ chức trong trà thất. Hình thức uống trà trong các thiền viện gọi là Thiền Trà. Các Thiền sư thường uống trà trước các thời công phu sớm chiều, để cho thân và tâm được thanh tịnh, giúp cho buổi hành thiền được mỹ mãn. Cũng như trà đạo, Thiền muốn lột bỏ tất cả mọi vỏ bọc giả tạo con người bày đặt ra để thoả lòng tự mãn. Trước hết, Thiền đối nghịch với tri thức; bởi vì tri thức tuy mang đến cái lợi thực dụng nhưng ngăn chặn mọi nỗ lực khi chúng ta muốn đào sâu bản thể của mình.

chữ PHÚC  : Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục. Chữ Phúc chính là một ân huệ mà con người tự tạo ra qua những hành động tốt của mình. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Do quan niệm họa phúc ở đời là sợi dây gieo nhân gặt quả, nên người Việt Nam chú trọng đến việc “làm ơn, làm phước”

chữ TĨNH  : Chữ Tĩnh (hay Tịnh) là tĩnh tâm, tĩnh lặng, yên ổn, thanh tịnh. Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên chứng kiến một số người nóng vội, bởi vì một chút việc nhỏ mà nổi trận lôi đình. Hoặc bởi vì một câu nói của người khác không hợp ý mình mà buông lời nhục mạ. Nhưng cũng có khi lại thấy một số người, mỗi ngày đều là dùng tâm thái bình tĩnh để xử lý vấn đề, không sợ hãi trước vinh nhục, đó là bởi họ giữ được “tâm tĩnh như nước”. Chữ “Tĩnh – 靜” ghép lại từ chữ “Thanh 青” và chữ “Tranh 爭”, thể hiện âm thanh tĩnh lặng. “Thanh” là màu vốn có của cây cỏ, là thẩm tra minh xác, vốn có nghĩa là “Thẩm” (Thẩm tra), lại dùng chữ “Tranh” làm “Dẫn” (Dẫn dắt), nghĩa là dẫn dụ theo ý của mình. “Tĩnh” có ý minh tỏ, tường tận. Nghĩa của nó là: An định thì gọi là “Tĩnh”, như cuốn “Trang Tử” có câu: “Kỳ động nhược thuỷ, kỳ tĩnh nhược kính” (Động như nước, tĩnh như gương). Yên lặng gọi là “Tĩnh”, như Gia Cát Lượng trong “Giới Tử Thư” viết: “Tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức” (Tĩnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức). Nghĩa gốc của “Tĩnh” là không tranh, không tranh nghĩa là không tham cầu danh lợi, thuận theo tự nhiên. “Luận Ngữ” có câu rằng: “Hữu cầu giai khổ, vô dục tắc cương” (Hữu cầu đều khổ, vô dục ắt cương cường). Nếu có thể không tranh thì tâm sẽ có thể tĩnh. Tĩnh là trạng thái an bình hoà ái, là tự đắc trong thư thái, là cảnh giới sâu sắc, có thể đạt được trí huệ, linh cảm và khởi ngộ.

chữ TÍN  :  chữ Tín nghĩa là niềm tin, là giữ điều hẹn ước, kết hợp bởi bộ “Nhân” (イ) và chữ “Ngôn” (言); hội ý rằng người có đức tín thì lời nói của người ấy phù hợp với hành vi, nói sao làm vậy, để tạo niềm tin nơi người khác. Ai cũng phải giữ chữ Tín nhưng giữ chữ Tín như thế nào, mỗi người mỗi khác.Tín là sự tin cậy lẫn nhau, la không thất hứa, là phải thực hiện đúng đúng cam kết. Chữ tín trước hết phải giữ chính mình. Người không giữ được Chữ tín với bản thân là kẻ bạc nhược, thiếu bản lĩnh, không bao giờ có nghiệp lớn.

Để thể hiện sự cần thiết của đức tín, Đức Khổng nêu ví dụ: “Nhân nhi vô tín, bất tri kỳ khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô ngột, kỳ hà dĩ hành chi tai?” – Người mà không giữ điều hẹn ước, không biết người ấy có thể ra sao. Xe lớn mà không có đòn gỗ ngang (nghê); xe nhỏ mà không có đòn gỗ cong (ngột), xe làm sao mà đi được?. Xe lớn như xe bò phải có đòn gỗ ngang đóng vào hai càng để buộc con bò vào. Cái xe nhỏ như xe ngựa thì cần đòn gỗ cong để buộc ngựa vào. Nếu không có những cái đó, xe lớn, xe nhỏ đều vô dụng. Đòn nghê, đòn ngột cần cho cái xe, thì đức tín cũng cần cho con người trong xã hội. Đức tín là mấu chốt cho mọi người tín nhiệm vào. Người không có đức tín (không tạo được niềm tin) cũng thành người vô dụng.

Liên quan tới việc trị dân, Tử Hạ nói: “Quân tử tín, nhi hậu lao kỳ dân. Vị tín, tắc dĩ vi lệ kỷ dã. Tín nhi hậu gián. Vị tín, tắc dĩ vi báng kỷ dã” – Người quân tử tạo được niềm tin, rồi sau mới chỉ huy nhân dân lao động. Chưa tạo được niềm tin mà chỉ huy, thì sẽ bị coi là bạo ngược với họ. Tạo được niềm tin rồi sau mới can ngăn người khác. Chưa tạo được niềm tin mà can ngăn, thì sẽ bị coi là chê bai họ

chữ THÀNH : Thành” có ý nghĩa là Lòng Chân Thật,  là thật thà, không dối trá, Sống chân thành thì đời sống tâm hồn luôn nhẹ nhàng thanh thản. Không di sản nào quý giá bằng tấm lòng trung thực. Nếu trung thực là biểu hiện của người sống có đạo đức thì chân thật là biểu hiện của con người luôn tận tâm.

chữ NGỘ  : chữ Ngộ nghĩa là thức tỉnh, hiểu, hiểu ra, ngộ ra. Nội hàm văn hóa trong âm Hán của chữ NGỘ cũng rất hay, Chữ Ngộ (悟) gồm có một chữ Khẩu, nằm dưới chữ Ngũ, bên Trái là bộ Tâm.

Chữ Khẩu 口 ngoài biểu thị cho cái miệng, nghĩa là ăn, là nói… không ăn vào sao có gì mà sống, không thu nạp kiến thức, sao có gì mà hiểu. Không nói cho người khác nghe, sao người khác hiểu được… Chữ Khẩu còn biểu thị cho cái bên ngoài, không chỉ là bên ngoài cơ thể, mà còn biểu thị cái bên ngoài của nhận thức. Ở trên chữ Khẩu là chữ Ngũ. Ngũ, là ngũ hành, là vạn vật. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ năm thành tố tạo nên thế giới, nên vũ trụ. Vạn vật ở trên cái miệng, là sự nhận thức của con người với tự nhiên vậy. Bên trái là bộ Tâm, “tâm” để hướng suy nghĩ của con người đến cái thiện, tu thân, dưỡng tính, sống tích cực và làm nhiều điều tốt lành. Tâm lệch lạc thì cuộc sống điên đảo đảo điên.

Quay lại với chữ Ngộ, khi đã tiêu hóa được những kiến thức về vạn vật, về con người và quan hệ của con người với vũ trụ, thì phải nhận thức bằng cái Tâm, nên chữ Tâm mới được đứng bên cạnh hoàn tất chữ Ngộ. Chữ Tâm được đứng bên cạnh như là một sự bao trùm cho cái quá trình nhận thức – tiêu hóa, thật đầy đủ ý nghĩa

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Bộ ấm tách trà Bạch Ngọc Onyx CP309”