Mặt dây Đức Chúa Giesu đá Lông Công Malachite CP397

1.000.000

Mặt dây Đức Chúa Giesu đá Lông Công Malachite CP397

Chất liệu: đá lông công, tên khoa học là malachite

Kích thước: 3,5cm

Xuất xứ: Nga

Tên malachit được xuất phát từ màu đặc trưng của chúng, theo tiếng Hy Lạp malache có nghĩa cây cẩm quỳ. Ở dạng mảnh vỡ hoặc khi chế tác malachit thường có các dải màu lục sáng và lục đậm xen kẽ nhau với cấu trúc dạng đồng tâm như vòng nhẫn; đôi khi gặp cấu tạo màu dạng sọc thẳng hoặc dạng hoa văn giống như của san hô. Khối malachit có một màu đồng nhất rất hiếm. Ở dạng tấm malachit thường bán trong hoặc đục. Nguyên tố tạo màu là đồng (Cu). Gặp ở dạng tinh thể rất hiếm, thường gặp ở dạng tập hợp. Ở dạng thô malachit có ánh thủy tinh yếu hoặc ánh mỡ, ở bề mặt vết vỡ còn mới hoặc ở khi chế tác ta thấy chúng có ánh sợi. Malachit rất nhạy cảm với nhiệt, axit, ammoniac hoặc thậm chí với cả nước nóng.

Mặc dù malachit rất mềm và có độ bền không cao, tuy nhiên malachit vẫn được sử dụng nhiều trong trang sức và trang trí, chúng thường được mài cabochon dể làm các chuỗi hạt hoặc mặt dây chuyền. Người ta cũng sử dụng malachit để tạc tượng. Để bảo vệ cho malachit khỏi bị ăn mòn, đôi khi người ta phủ lên bề mặt một lớp nhựa để bảo vệ.

Nguồn gốc và phân bố: Malachit thường được hình thành ở dạng cục tròn, dạng chùm nho, dạng nón hoặc thậm chí là dạng giống như thạch nhũ. Hiếm hơn ta có thể gặp chúng thành tạo theo dạng tấm, chúng được hình thành do quá trình thấm đọng  xung quanh các khu vực mỏ đồng.

Nguồn khai thác malachit quan trọng nhất là vùng mỏ núi Ural (Nga) với các khối malachit có trọng lượng tới 20 tấn. Malachit cũng được khai thác nhiều ở Cộng hoà Conggo, hoặc ở mỏ đồng Queen Mine (Arizona). Các nguồn khai thác quan trọng khác là Zambia, Namibia, Australia, Germany, Mexico,và Hoa Kỳ.

Ở Việt Nam, malachit phát hiện được tại mỏ đồng Biển Động (Bắc Giang). Malachit ở đây có nguồn gốc thấm đọng, thường ở dạng mạch trong các đá phiến sét. Mỏ được khai thác từ thời Pháp thuộc và đến nay hầu như đã cạn kiệt.

Các đá dễ nhầm với malachit:  Dễ nhầm với một số đá có màu lục như amazonit, jadeit. Ma lachit dễ dàng được nhận biết bởi tỷ trọng cao, độ cứng thấp và đặc biệt là cấu tạo đới màu đặc trưng.

câu chuyện Chúa Giesu đội mão gai

Ðánh đòn Chúa xong, quân lính quây quần chung quanh để bày trò chế diễu.

Thiên hạ đã đồn và nhiều lần cũng muốn tôn Ðức Giêsu làm vua, là cứu tinh của dân Do Thái.

Nay quân lính nhạo Ngài, mặc cho Ngài một áo đỏ, giả làm hồng bào.

Triểu thiên chúng đội cho Ngài là một vòng gai sắc nhọn đóng vào đầu. Ðấy là thứ gai mòng dài và nhọn. Josepha Menendez được Chúa cho thấy nhiều cái gai to đã phóng sâu vào não Chúa, một cái có lẽ dài nhất, đâm phụp vào trán để rồi mũi nhọn trồi ra nơi mí mắt trái khiến mắt sưng húp lên.

Phủ việt lính cho Chúa cầm là một que sậy: Chúng quì mốt gối trước mặt Ngài và chế nhạo: “Muôn tâu vua Do Thái”, rồi chúng khạc nhổ vào mặt Ngài, giật lấy que sậy đánh bổ xuống mão gai. . .trò hề đó được diễn đi diễn lại để dấy lên những thác cười xối xả sỉ nhục và phỉ báng xuống Chúa Cả Trời Ðất.

Ngài cam chịu như thế để đền bù, để hạ nhiệt độ kiêu căng của ta, để vơi đi trong tim ớc ta những tình ý nặng trĩu độc ác, dơ bẩn xúc phạm đến Ngài.

Chúa nêu lên cho ta bài học biết cam chịu sỉ nhục để ăn ở khiêm nhu.

Có một số thánh nhân không được chịu sỉ nhục, đã đi tìm  sỉ nhục, như giả điên để người ta coi rẻ mình, kéo một con chó chết đi giữa đường để người ta chế nhạo.

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mặt dây Đức Chúa Giesu đá Lông Công Malachite CP397”