Mặt dây Thánh cả Giư-sê đá Lông Công Malachite CP458

Chất liệu: đá Lông Công (tên khoa học là malachite), còn có tên gọi là đá Khổng Tước

Kích thước: 4,5cm

1.000.000

Mặt dây Thánh cả Giư-sê đá Lông Công Malachite CP458

Chất liệu: đá Lông Công (tên khoa học là malachite), còn có tên gọi là đá Khổng Tước

Kích thước: 4,5cm

Đá lông công – Malachite (malakhit), là một khoáng vật chứa đồng có kí hiệu hóa học là CuCO3.Cu(OH)2.

Tên của loại đá này có thể có xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “malache” có nghĩa là “cây cẩm quỳ″, vì màu sắc của Đá lông công – Malachite cũng tương tự như màu của lá cây cẩm quỳ. Ngoài ra, theo tiếng Hy Lạp từ “malakos”, có nghĩa là “mềm”, bởi Đá lông công – Malachite là tương đối mềm so với các khoáng chất khác. Khoáng chất Đá lông công – Malachite được coi là một nguồn quặng đồng và với những mẫu vật chất lượng cao chúng được coi là một loại đá bán quý. Chúng thường được tìm thấy cùng với azurite tại mỏ khai thác quặng đồng. Đá lông công – Malachite thường có các dải song song đặc biệt trong các sắc thái xanh lục khác nhau. Đây là đặc điểm cuốn hút thú vị của loại đá này. Dạng thức trong tự nhiên của Đá lông công – Malachite thường ở dạng hình khối, măng hoặc hay gặp hơn cả là hình dạng chùm nho.

Màu xanh đặc trưng của đá Lông Công có màu như xanh lục bảo, từ nhạt đến xanh rêu đậm, còn được mệnh danh là viên đá Khổng Tước. Malachite cũng là một loại đá phong thủy, có thể giảm sự căng thẳng trong cảm xúc. Nó có khả năng hấp thụ năng lượng tiêu cực, tạo ra một sự hài hòa về thể chất, tinh thần trong cơ thể người. Trong thạch học trị liệu hiện đại, đá lông công được sử dụng trong điều trị bệnh tim, tuyến tụy và lá lách. Nó kích thích quá trình tái sinh, có tác dụng tích cực đến tuyến yên và đầu xương. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, đá lông công là chất chống phóng xạ tốt.

Người cổ đại đã dùng Malachite để làm đồ trang sức và bùa hộ mệnh. Nhiều năm trước đây, có những khối Malachite lớn, một số cân nặng tới 20 tấn, đã được tìm thấy ở nước Nga và đã được sử dụng để trang trí cung điện.

“Phòng Malachite” tại Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg
“Phòng Malachite” tại Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg

Căn phòng khảm đá khổng tước mà Tania yêu cầu vị hôn phu chuẩn bị cho mình là có thật. Đó là “Phòng Malachite” tại Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg, được thiết kế bởi Alexander Briullov. Căn phòng là nơi tiếp khách của Hoàng hậu Alexandra Feodorovna (vợ của Nicholas đệ nhất), trong những năm 1830. Phòng tiếp khách này được trang trí các cột, bình và các lò sưởi làm từ Malachite nguyên khối.

Gần đây, một nhà nội thất nổi tiếng trên thế giới đã giới thiệu bộ sưu tập chế tác từ Malachite bao gồm các dụng cụ đồ văn và viết thư, tách, đĩa, khay, hộp đựng thư, kính lúp, lọ cắm bút, hộp đựng bút.

Bộ sựu tập khiến người ta không thể dứt mắt vì hoài niệm. Nó tái hiện lại cuộc sống xa hoa của tầng lớp quý tộc xa xưa tựa như những bộ bàn ghế, bát đĩa mà người thợ núi đồng tạo ra cho ông chủ… Và tôi như thấy nàng Tania mắt xanh mặc chiếc váy màu xanh lông công cùng với bộ trang sức khổng tước trong căn phòng khảm đá khổng tước.

Thánh Giư-sê

Trong Giáo Hội Việt Nam, chúng ta gọi Thánh Giuse là Thánh Cả. Danh hiệu này gắn liền vào tên gọi của Người làm thành gần như là một biệt danh. Dựa vào Lời Chúa, chúng ta hoàn toàn có lý để làm như thế. Nhưng từ thời đầu Giáo Hội đến tận ngày nay, vẫn không thiếu người cho rằng những gì các sách Phúc Âm viết về Thánh Giuse là chưa đủ để nói lên sự cao cả, thánh thiện của Người. Quả thực, Phúc Âm nói rất ít về Ðức Maria, lại càng ít hơn nhiều về Thánh Giuse, và trong 4 Phúc Âm thì chỉ có Luca và Matthêu nói tới Người, còn Gioan thì chỉ nhắc đến một lần duy nhất (1, 45) và Maccô thì tuyệt nhiên không đả động tới. Không những ít oi, mà những chỗ viết về thánh nhân lại quá đơn sơ, quá cô đọng; nếu đọc qua một cách hời hợt, người ta không khỏi hình dung ra một Thánh Giuse mờ nhạt, xuất hiện như một cái bóng âm thầm, đóng một vai trò tăm tối, bạc bẽo một thời gian nào đó, rồi lặng lẽ biến đi, không mấy ai để ý tới. Có vẻ như Thiên Chúa dùng Người cho công việc của mình theo kiểu người ta vắt chanh bỏ vỏ vậy. Vì không hài lòng về các tài liệu lịch sử “nghèo nàn” đó nên một số tác giả thời Kitô giáo sơ khai, đã viết thêm mấy cuốn Phúc Âm mà Giáo Hội không nhìn nhận, và bởi thế quen gọi là Phúc Âm ngụy thư (Phúc Âm giả)

xem video về sản phẩm Trang Sức Công Giáo Thánh giư-sê đá Lông Công malachite

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mặt dây Thánh cả Giư-sê đá Lông Công Malachite CP458”