Mặt Đức Mẹ Bồng Chúa đá Lông Công malachite CP461

Chất liệu: đá Lông Công (tên khoa học là malachite), tự nhiên 100%, bao kiểm định toàn cầu
Kích thước: 3,5cm

750.000

Mặt Đức Mẹ Bồng Chúa đá Lông Công malachite CP461

Chất liệu: đá Lông Công (tên khoa học là malachite), tự nhiên 100%, bao kiểm định toàn cầu
Kích thước: 3,5cm

Là Sản phẩm Trang Sức Công Giáo rất mới và hiếm có trên thị trường,

Đá lông công – Malachite (malakhit), là một khoáng vật chứa đồng có kí hiệu hóa học là CuCO3.Cu(OH)2.

Tên của loại đá này có thể có xuất phát từ tiếng Hy Lạp, “malache” có nghĩa là “cây cẩm quỳ″, vì màu sắc của Đá lông công – Malachite cũng tương tự như màu của lá cây cẩm quỳ. Ngoài ra, theo tiếng Hy Lạp từ “malakos”, có nghĩa là “mềm”, bởi Đá lông công – Malachite là tương đối mềm so với các khoáng chất khác. Khoáng chất Đá lông công – Malachite được coi là một nguồn quặng đồng và với những mẫu vật chất lượng cao chúng được coi là một loại đá bán quý. Chúng thường được tìm thấy cùng với azurite tại mỏ khai thác quặng đồng. Đá lông công – Malachite thường có các dải song song đặc biệt trong các sắc thái xanh lục khác nhau. Đây là đặc điểm cuốn hút thú vị của loại đá này. Dạng thức trong tự nhiên của Đá lông công – Malachite thường ở dạng hình khối, măng hoặc hay gặp hơn cả là hình dạng chùm nho.

Phòng tắm của Cung Điện được ốp bằng đá Lông Công malachite

Đá Lông Công là loại đá được ưa chuộng từ rất lâu, với màu sắc rực rỡ, thể hiện được sự tao nhã, đẳng cấp, được giới chơi đá ưa chuộng. tại Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg, vợ của vua Nicholas đệ nhất (Nga năm 1830) Hoàng hậu Alexandra Feodorovna thiết kế 1 căn phòng đặc biệt để tiếp khách, căn phòng này được trang trí đa số bằng chất liệu đá Lông Công, và căn phòng này cũng được đặt tên là Phòng Malachite.

Gần đây, một nhà nội thất nổi tiếng trên thế giới đã giới thiệu bộ sưu tập chế tác từ Malachite bao gồm các dụng cụ đồ văn và viết thư, tách, đĩa, khay, hộp đựng thư, kính lúp, lọ cắm bút, hộp đựng bút.

Bộ sựu tập khiến người ta không thể dứt mắt vì hoài niệm. Nó tái hiện lại cuộc sống xa hoa của tầng lớp quý tộc xa xưa tựa như những bộ bàn ghế, bát đĩa mà người thợ núi đồng tạo ra cho ông chủ… Và tôi như thấy nàng Tania mắt xanh mặc chiếc váy màu xanh lông công cùng với bộ trang sức khổng tước trong căn phòng khảm đá khổng tước.

Về đức mẹ đồng trinh và chúa hài đồng

Đức Mẹ Đồng Trinh giữ một chân đứng quan trọng trong hình tượng Công giáo vì là nơi nghệ sĩ mặc sức biểu thị nhãn thức vẻ xinh đẹp trên con người. Trình bày cùng lúc đức Mẹ Đồng Trinh và vị Chúa Hài đồng lại là một dịp để diễn đạt tình thương mẹ con mà tôn giáo nào cũng đề cao. Người Pháp gọi hình tượng nầy là Vierge à l’Enfant hay Madone, người Ý có tên Madonna col Bambino. Thật ra, từ thuở ban đầu không có sự thờ cúng đức Mẹ Đồng Trinh. Trong kinh Tân ước, Bà chỉ đóng một vai trò thứ phát mẹ đẻ sinh học của đấng Giêsu. Bà bắt đầu rụt rè xuất hiện vào thế kỷ 2, những câu viết bóng gió về Bà đang còn ít át, kín đáo. Nhưng cũng bắt đầu từ đây, khuôn mặt Bà hiện diện trong từng trang lịch sử đạo Cơ đốc và mọi vị thánh Giáo hội không ngớt ca ngợi Bà. Tuy nhiên, cũng nên biết xuất thân là một thường nhân, Bà được đề cao là nhờ sự thần khải thiên tính của cậu con trai Giêsu, từ đấy Bà được đón nhận với tất cả lòng kính thương, trìu mến, cảm phục.

 

 

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Mặt Đức Mẹ Bồng Chúa đá Lông Công malachite CP461”