Mặt Thánh Giá Chúa Giesu đá Mắt Hổ CP920
Chất liệu: đá mắt hổ tự nhiên
Kích thước: 5cm
Đá Mắt Hổ và ý nghĩa phong thuỷ
Đá mắt hổ (Tiger’s Eye) là một thành viên của của họ khoáng vật Chalcedony với hiệu ứng mắt mèo màu ánh kim trải dài suốt thân đá đẹp mắt. Đá mắt hổ có nguồn gốc từ crocidolite, khi crocidolite bị thay đổi, viên đá sẽ rất giàu khoáng chất và có màu vàng nếu chứa oxit sắt.
Hiệu ứng “mắt mèo” là do sự phát triển song song của các sợi amphibole (Riebeckita) và màu vàng nâu được tạo ra do quá trình oxy hóa của các sợi limonit .
Vào thế kỷ XVI, đá mắt hổ được coi là một khoáng chất rất quý, có giá trị hơn vàng rất nhiều. Ý nghĩa của đá mắt hổ là sự tự tin và sức mạnh nội tâm.
Những câu chuyện truyền thuyết về đá mắt hổ nói rằng người Ai Cập đã phải lòng những tia sáng óng ánh từ Đá Mắt Hổ. Họ tin rằng nó thể hiện tầm nhìn thần thánh và thậm chí sẽ sử dụng đá mắt hổ như một viên đá đại diện cho đôi mắt của các vị thần vĩ đại. Đá mắt hổ cũng được sử dụng như một tấm bùa hộ mệnh trên áo giáp của những người lính La Mã trong trận chiến giúp họ vượt qua cuộc chiến.
Đá mắt hổ cuốn trôi năng lượng tiêu cực, tìm lại được niềm tin và niềm yêu bản thân chính là món quà mà đá mắt hổ dành cho người đeo. Viên đá mắt hổ sẽ giúp con người bình tĩnh, tỉnh táo, mạnh mẽ, tập trung vào giá trị bản thân cho dù hoàn cảnh sống có thể hỗn loạn và gian khó.
Hình ảnh Chúa Giesu trên Thánh Giá đá mắt hổ được Xưởng Đá Mỹ nghệ Cường Phong lựa chọn viên đá với dãy mắt mèo sáng đẹp, và chạm khắc hình Chúa Giesu rất sắc nét
Cuộc chiụ nạn của chúa giesu trên Thánh Giá
Năm 33 tuổi, Chúa Giêsu bị kết án tử hình.
Vào thời đó, đóng đinh là cái chết “tệ” nhất. Chỉ có những người phạm tội nặng nhất, mới bị kết án đóng đinh.
Ðối với Chúa Giêsu thì án này còn dễ sợ hơn, vì không như những tử tội bị xử án đóng đinh khác, Chúa Giêsu bị đóng đinh tay và chân vào thánh giá.
Ðinh được đóng vào cổ tay Chúa. Không phải nơi bàn tay như thường được minh họa. Ở cổ tay, có gân vươn tới vai.
Lính La Mã biết điều đó khi những chiếc đinh được đóng vào cổ tay, gân bị xé ra và đứt, khiến Chúa phải dùng bắp thịt ở lưng để nâng mình dậy, như thế, Ngài mới có thể thở.
Cả hai bàn chân được đóng đinh dính vào nhau. Như thế, Ngài buộc phải chống đỡ mình trên chiếc đinh xuyên qua hai bàn chân và Thánh Giá. Chúa Giêsu không thể chống đỡ với hai chân vì đau đớn, như thế, Ngài buộc phải luân phiên uốn cong lưng và dùng hai chân để tiếp tục thở.
Hãy tưởng tượng đến sự vật lộn, đau đớn, thống khổ, cam đảm của Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu đã chịu đựng trong hơn 3 tiếng đồng hồ. Phải, trong hơn 3 tiếng đồng hồ! Bạn có thể tưởng tượng được sự đau đớn này không?
Vài phút trước khi chết, Chúa Giêsu bị ngưng chảy máu. Ngài chỉ chảy nước từ những vết thương.
Trong những hình ảnh, chúng ta thường thấy những vết thương trên bàn tay và chân và vết thương ở cạnh sườn do lưỡi đòng…nhưng chúng ta có nhận thức được rằng những vết thương đó thật đã được làm nơi thân thể của Chúa Giêsu không?
Một cái búa đóng những chiếc đinh dài xuyên qua cổ tay, và chiếc đinh lớn xuyên qua hai bàn chân chồng lên nhau và qua miếng gỗ chêm, rồi người lính canh đâm cạnh sườn Ngài với ngọn giáo.
Trước khi bị đóng đinh và bị ngọn giáo đâm, Chúa Giêsu đã bị quất bằng roi và bị đánh. Cú đánh bằng roi khủng khiếp đến nỗi xé thịt từ thân thể Ngài ra. Cú đánh ghê rợn đến nỗi mặt Ngài bị đứt và râu bị xé toạt trên mặt Ngài.
Mão gai đâm vào tận xương sọ của Chúa Giêsu.
Hầu như con người của Chúa Giêsu không thể sống sót được với cuộc tra tấn này!
Chúa Giêsu không còn máu để đổ ra nữa, chỉ có nước tuôn ra ở những vết thương. Cơ thể con người chứa chừng 3,5 lít máu (ít hơn một gallon). Chúa đã đổ hết 3,5 lít máu.
Ba chiếc đinh quyên qua tứ chi; một mão gai trên đầu, và bên cạnh đó, người lính La Mã đâm ngọn giáo vào ngực. Tất cả những điều này, không kể đến sự nhạo cười Chúa Giêsu đã trải qua khi vác thập giá trên đoạn đường dài 2 cây số, trong lúc đó, đám đông vả vào mặt Ngài và ném đá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.