Mặt dây Thánh Giá Chúa Giesu đá thạch anh tóc vàng CP396
Chất liệu: đá thạch anh tóc vàng tự nhiên
Kích thước: 3,3cm
Câu chuyện về Chúa Giesu bị đóng đinh trên Thập Giá
Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu.
Jesus là một trong số những nạn nhân đã bị người La Mã xử tội bằng cách đóng đinh trên thập giá. Thế nhưng, người La Mã sau này lại không nhận tội giết Chúa mà lại đổ cho dân tộc Do Thái đã giết Ngài! Đó là nguyên nhân chính yếu gây nên họa diệt chủng Do Thái triền miên trong gần hai ngàn năm qua.
Dưới thời bị La Mã đô hộ, người Do Thái không có quyền xử tử bất cứ tội nhân nào mà không có phép của chính quyền La mã. Khi Do Thái còn độc lập thì theo tục lệ và luật pháp cổ truyền, tử tội bị dân chúng ném đá cho đến khi thấy tội nhân không nhúc nhích cựa quậy gì nữa. Dân tộc Do Thái chưa bao giờ giết người bằng cách đóng đinh nạn nhân vào thập giá. Dân Do Thái quả đã không giết Jesus và kẻ thật sự giết Ngài là đế quốc La Mã.
sau cái chết của Ngài trên thập giá, hoàng đế La Mã Constantine đã dùng cây thập giá giết Ngài để làm huy hiệu cao quý cho cả đế quốc. Constanine tuyên bố: “Dưới dấu hiệu thập giá, ta sẽ chinh phục thế giới”. (In Hoc Signo Vinces) Constantine xua quân đi chinh phục tới đâu truyền đạo Kitô tới đó. Chẳng bao lâu, toàn đế quốc La Mã trở thành các nước có đa số dân theo đạo Kitô. Ai theo đạo thì được các quân lính mang huy hiệu chữ thập bảo vệ, ai kháng cự tất nhiên sẽ phải chịu hình phạt. Dần dần các dân theo đạo cảm thấy cây thập giá như một thứ bùa hộ mạng và hoàn toàn quên mất thực chất của nó là một dụng cụ giết người cực kỳ hiểm ác. Họ bắt đầu nhìn cây thập giá như biểu hiện cho tình yêu đau khổ của Chúa Jesus (the symbol of Christ’s suffering love) và cũng từ đó họ gọi cây thập giá là THÁNH GIÁ (The Holy Cross).
Tại các nhà thờ, những bài kinh ca ngợi Thánh Giá xuất hiện: “Chúng tôi kính mừng Cây Thánh Giá là cây đã chuộc tội chúng tôi, là cây lành thánh sang trọng, là đơn linh nghiệm, là tàu vượt biển, là chìa khóa mở cửa thiên đàng, là cành cây đầy búp bông hoa quả, là cây đã chở mình Chúa tôi. Chúng tôi trông cậy cây thánh giá đưa chúng tôi qua khỏi gian nan tới nước thiên đàng bên cạnh Chúa!”.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.